Nón Bảo Hiểm Whynot (nón mèo)

Nón Bảo Hiểm Whynot (nón mèo)
Nón Bảo Hiểm Whynot (nón mèo)
Nón Bảo Hiểm Whynot (nón mèo)
Nón Bảo Hiểm Whynot (nón mèo)
Nón Bảo Hiểm Whynot (nón mèo)
Nón Bảo Hiểm Whynot (nón mèo)
Nón Bảo Hiểm Whynot (nón mèo)
Nón Bảo Hiểm Whynot (nón mèo)
Nón Bảo Hiểm Whynot (nón mèo)
Nón Bảo Hiểm Whynot (nón mèo)
Nón Bảo Hiểm Whynot (nón mèo)
Nón Bảo Hiểm Whynot (nón mèo)
Nón Bảo Hiểm Whynot (nón mèo)
Nón Bảo Hiểm Whynot (nón mèo)
Nón Bảo Hiểm Whynot (nón mèo)
Tình trạng: Còn hàng
Nội dung đang cập nhật...
500.000₫
Màu nón
Chọn size
Số lượng:
Mã Ưu Đãi Mã Ưu Đãi
Nhập mã AKER để được FREESHIP (áp dụng cho các đơn hàng trên 150k)

Thông tin chi tiết

Nón Whynot dành cho người đi xe máy

Nón mèo Whynot là mũ bảo hiểm dành cho người đi xe moto, xe gắn máy, phù hợp QCVN 2:2021/BKHCN. Đã được cơ quan chức năng kiểm định và cấp phép sử dụng tem hợp quy CR (được dán phía sau nón).

 

 

Quatest 2 là một tổ chức thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt nam. Chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến:

  • Thử nghiệm: kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hoá.
  • Chứng nhận: đánh giá và chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO, TCVN,...
  • Hiệu chuẩn và đào tạo

Đây là một trong 3 trung tâm Quatest trên cả nước (Quatest 1, Quatest 2, Quatest 3).

Mũ bảo hiểm (nửa đầu, 3 phần 4, fullface) dù được sản xuất tại VN, hay là nhập khẩu từ nước ngoài. Nếu muốn dùng cho xe máy, tất cả đều bắt buộc phải kiểm tra và phù hợp TCVN thì mới đạt chuẩn và được phép sử dụng cho xe moto, xe gắn máy.

 

Vậy nón Whynot đã vượt qua những bài kiểm tra gì để đạt chuẩn nón dành cho xe máy

 

 

Kiểm tra ngoại quan của mũ

 

Kiểm tra ngoại quan là bài kiểm tra đầu tiên dành cho nón Whynot.

Theo quy định thì mũ bảo hiểm dành cho người đi moto xe gắn máy phải có tối thiểu 3 thành phần quan trọng, bao gồm: vỏ mũ, xốp hấp thu và dây quai.

Nón whynot có vỏ nón làm từ nhựa ABS

Đây là loại nhựa tốt nhất cho việc sản xuất mũ bảo hiểm đạt chuẩn. Nhựa ABS có độ bền va đập cao, khả năng đàn hồi, khả năng chịu nhiệt về bề mặt bóng mịn đẹp.

Vỏ nón tốt giúp ích gì trong việc bảo vệ chúng ta khi xảy ra tai nạn?:

  • Khi té xe, nón sẽ đập xuống mặt đường tại một điểm, cấu trúc nón tốt sẽ phân tán lực này ra xung quanh vỏ nón, giúp giảm 30% lực va đập trước khi truyền vào lớp bảo vệ thứ 2 (là xốp hấp thu).
  • Khi ở đoạn đường xấu, có chướng ngại vật, có đá nhọn, sắt nhọn, vật nhọn cạnh sắt. Vỏ nón tốt sẽ ngăn chặn các vật này đâm xuyên qua nón và gây nguy hiểm đến cho chúng ta.

Trung tâm kiểm định đã kiểm tra các thông số này bằng cách nào? Họ dùng một công cụ gọi là "Đe cầu, Đe phẳng" (dễ hiểu hơn thì đây là các tảng sắt nguyên khối có hình cầu, hình trụ có đầu nhọn).

Trên nón được lắp các cảm biến đo gia tốc, lực,... Đe cầu, đe phẳng được thả từ trên cao rơi xuống nón để xem nón có bị vỡ hay không và thu về các thông số cần thiết.

 

Kết quả thử độ bền đâm xuyên (kiểm tra độ bền của nón trước các vật sắt nhọn)

 

 

Nếu vỏ mũ không tốt, không phân tán được lực sang xung quanh, thì lực va đạp sẽ truyền thẳng vào xốp, lực xung chấn đến đầu chúng ta sẽ lớn hơn nên sẽ nguyên hiểm hơn.

Sau khi lực va đập được phân tán ở vỏ mũ, phần còn lại sẽ được xốp EPS hấp thu.

Thành phần thứ 3 bắt buộc phải có của mũ bảo hiểm là dây quai. Nếu vỏ nón tốt, xốp hấp thu tốt mà không có dây quai, hoặc dây quai lỏm thì khi ngã, nón đã văng khỏi đầu thì làm sao bảo vệ chúng ta được.

Kiểm tra dây quai là kiểm tra lực căng dây của nón, khi va đập có đủ sức để giữ được nón ổn định trên đầu của chúng ta hay không.

 

 

Đó bạn thấy không! Đâu phải một chiếc mũ bảo hiểm bán đến người tiêu dùng là bán đại bán càng được đâu. Nhiều lúc kiểm tra không đạt, phải về điều chỉnh lại khuôn nón, tìm nguyên liệu tốt hơn, mua máy gia công tốt hơn. Sau đó gửi kiểm định lại. Lặp lại quy trình như vậy đến khi nào đạt mới được phép bán đến tay của các bạn.

 

Vì sao mình phải nhấn mạnh nón mèo Whynot là dành cho đi xe máy?

Trên thị trường có nhiều mẫu nón tương tự và đa phần đều không phải nón dành cho người đi moto xe gắn máy. Vì chưa kiểm định hoặc chưa được cấp phép.

Các mẫu nón này được bán ra thị trường với danh nghĩa là nón dành cho chơi thể thao, đi xe đạp. Vì loại nón này không cần phải thông qua kiểm định.

Theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, nếu người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện hoặc người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm hoặc không cài quai đúng quy cách, họ sẽ bị xử phạt hành chính như sau:

• Mức phạt tiền: Từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm hoặc đội không đúng cách.

Mà mũ bảo hiểm dành cho người đi xe máy phải phù hợp QCVN 2:2021/BKHCN. Nón này được thể hiện bằng tem CR được dán trên nón.

Lỗi đội nón xe đạp, thể thao được quy tương đương lỗi không đội mũ bảo hiểm, mức phạt từ 400k - 600k.

 

Bàn về khối lượng mũ Whynot

Whynot là nón bảo hiểm đạt chuẩn và thoáng mát nhất có khối lượng nhẹ nhất hiện nay, chỉ có 392g.

 

Nón Whynot có khối lượng nhẹ hơn nhiều so với các nón nửa đầu đang có trên thị trường. Để có được khối lượng nhẹ là nhờ:

  • Whynot sử dụng các nguyên vật liệu mới tối ưu hơn về khối lượng.
  • Whynot có nhiều khe thông gió trên nón, giúp giảm được lượng nhỏ nguyên vật liệu.
  • Whynot có form nón nhỏ gọn, tối ưu hơn cho dáng vóc người Việt Nam.

Nếu anh chị đang tim một chiếc nón có đủ các yếu tố: Nhỏ gọn, Thoáng mát, khối lượng nhẹ nhất thì Whynot đang là một lựa chọn ở hàng top.

Chính vì vậy mà Whynot phù hợp với rất nhiều người dùng khác nhau:

  • Ba mẹ có thể mua nón cho bé trên 8 tuổi vì nón vừa nhẹ, vừa nhỏ vừa an toàn.
  • Anh chị trung niên có bệnh về thoái hoá đốt sống cổ muốn một chiếc nón nhẹ nhất có thể

 

Kính hít nam châm dành cho nón Whynot

Kính hít nam châm là xu hướng mới của mũ bảo hiểm, với nhiều lí do.

 

Chỉ có 40g, trong khi kính của các nón khác đều trên 120g. Chưa kể các kết cấu ngàm trên nón sẽ làm nón nặng hơn.

Tụi mình sử dụng là loại nam châm vĩnh cửu với lực hút N35. Đảm bảo trong các trường hợp chạy nhanh trên 100 km/h, hoặc đường gồ gề cũng không làm rơi kính.

Vì sao kính nam châm được mọi người ưa chuộng?

Với các anh chị trên trung niên: các bệnh liên quan thoái hoá đốt sống cổ, nên họ sẽ chọn sản phẩm có khối lượng nhẹ nhất.

Tính đơn giản: với các kính bật lên xuống truyền thống. Điểm lực nằm ở ngàm của kính, đa phần đều sẽ nặng tay (lẽ tất nhiên vì để kính được giữ yên vị trí). Chúng ta thường phải dùng 2 tay, tay phải giữ nón, tay trái kéo bật kính. Tất nhiên hành động này chỉ thực hiện được khi dừng xe. Khi đang chạy xe, tay trái kéo kính sẽ kéo cả nón xuống theo.

Với kính nam châm, bạn sẽ giải quyết được vấn đề trên đơn giản hơn. Chỉ cần 1 tay là thao tác được.

À kính mà tớ sử dụng cho các sản phẩm bên mình là kính có lực hút mạnh, diện tích kính lớn, giúp che phủ tầm nhìn nhiều. Kể cả các bạn có mạng kính cận cỡ lớn cũng không bị vướng hoặc gây khó chịu cho tầm nhìn.

Có 2 màu kính thông dụng: Đen và Trong

Kính trong suốt: tác dụng che chắn gió bụi, chặn 99% tia UV.

Kính đen: y như kính trong + thêm tác dụng chống chói nắng (giống kính râm). 

Mẹo nhỏ: với các bạn nữ nên cầm mép 1 bên kính sẽ dễ dàng tháo kính hơn.

 

Bàn về sự thoáng mát của nón mèo Whynot

Tụi mình sẽ chứng minh cho bạn định nghĩa thật sự về "thoáng mát" của nón bảo hiểm.

Whynot có tổng cộng 14 khe gió, và 14 khe gió này đều xuyên qua xốp EPS giúp cho gió đi trực tiếp vào da đầu làm thoáng mát.

Ở nhiều nón xe máy, có rất ít khe gió, hoặc là khe gió làm cho có để quảng cáo. Xốp EPS thì kín mít hết cả. Không biết gió có vào không, và gió vào sẽ đi đường nào.

Xốp EPS ngoài các khe gió khoét xuyên, còn có các đường rãnh để dẫn gió lưu thông khắp nón (kể cả phần giữa vỏ nón và xốp, giữa xốp - lót nón - da đầu.

Cấu trúc này tạo nên một hệ thống thông gió thật sự.

Lên đầu trang
AKER.VN AKER.VN AKER.VN AKER.VN
Trang chủ Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng